Di chứng hậu COVID gây ra hàng loại triệu chứng đối với những F0 đã khỏi bệnh trong thời gian kéo dài từ 2-6 tháng. Vậy hậu COVID bị gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có sự chuẩn bị, biết cách khắc phục tránh biến chứng nặng phải nhập viện điều trị.
Di chứng hậu COVID là gì?
Di chứng hậu Covid-19 là tình trạng xảy ra ở những người đã có tiền sử nhiễm COVID – 19 và khỏi bệnh trong vòng 3 tháng nhưng vẫn có triệu chứng bệnh như mệt mỏi, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức và một số triệu chứng khác kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.
Tình trạng hậu COVID kéo dài làm cho sức khỏe người bệnh suy giảm, tác động sức khỏe tâm thần, thể chất, tốn kém thời gian và tiền bạc để chữa trị.
Hậu COVID bị gì?
Để trả lời cho câu hỏi hậu COVID bị gì? Triệu chứng hậu COVID như thế nào? Đã có thống kê đưa ra trên 200 triệu chứng hậu COVID được phát hiện, thường gặp nhất là mệt mỏi, di chứng tâm thần kinh, di chứng tim mạch, hệ hô hấp bất thường.
Mệt mỏi
Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc hội chứng hậu COVID là mệt mỏi, triệu chứng này xảy ra bất kể ở nhóm người bệnh phải nhập viện hay nhóm bệnh nhẹ tự điều trị tại nhà. Nhiều quốc gia báo cáo theo dõi người bệnh hậu COVID thì có tới 50 – 90% người bệnh có tiền sử nhiễm vi rút SARS-CoV-2 có biểu hiện mệt mỏi kéo dài sau khỏi âm tính.
Người bệnh mệt mỏi kéo dài hậu Covid-19 sẽ được điều trị chủ yếu bằng cách tăng cường thể thao vận động, làm việc nhẹ nhàng, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường thời gian thư giãn để cơ thể phục hồi. Theo thống kê, tình trạng mệt mỏi kéo dài tùy theo mức độ thời gian khác nhau, đối với người bị nhiễm Covid-19 nặng, nhập viện, thở máy thì tình trạng này có thể kéo dài từ 2-6 tháng.

Di chứng tâm thần kinh đa dạng
Hậu COVID bị gì? Di chứng tâm thần kinh đa dạng do bị ảnh hưởng bởi COVID và nhiều virus khác sẽ làm tổn thương hệ thống thần kinh, hệ thống tai trong và tiền đình, gây đau đầu, chóng mặt.
Người từng nhiễm Covid -19 ở trường hợp nặng hơn sẽ có khả năng mất tập trung, giảm trí nhớ, rối loạn về tiếp nhận ngôn ngữ. Hy còn gọi là hội chứng “sương mù não” (brain fog) – có biểu hiện lú lẫn, hay quên – tư duy trở nên mơ hồ, chậm chạp, kém nhạy bén….
Ở những người từng là F0 sau khi khỏi bệnh, “sương mù não” kéo dài là một trong những triệu chứng thần kinh điển hình đ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do virus phá hủy rào cản ngăn dị vật xâm nhập vào não, từ đó gây ra tình trạng viêm não.
Tình trạng sương mù não sau Covid-19 có thể biến mất sau khoảng vài tháng hoặc tồn tại lâu hơn đối với một số trường hợp. Điều trị hiệu quả còn phụ thuộc vào nguyên nhân sương mù não. Ví dụ, nếu bạn đang thiếu máu, bổ sung sắt có thể làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu và giảm đi tình trạng sương mù não…
Triệu chứng hậu COVID hệ hô hấp bất thường
Tổn thương phổi sau khi nhiễm vi rút SARS-CoV-2 sẽ khiến người bệnh ho, khó thở, đặc biệt khi gắng sức, vận động, leo cầu thang.
Hậu COVID bị gì phổ biến nhất, chính là tình trạng viêm phổi, xơ phổi, ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng hô hấp. Đặc biệt, tình trạng ho, khó thở hậu Covid kéo dài có thể kéo dài trên nhóm người bệnh từng có tiền sử mắc viêm phổi nặng, từng thở máy, điều trị ECMO, lớn tuổi, những người từng thở oxy….
Nếu khám sức khỏe hậu COVID, bác sĩ sẽ chụp X-quang phổi, CT Scan đánh giá, phát hiện tình trạng phổi như đông đặc, kín mờ, sẹo, xơ, tổn thương ngoại biên… Dựa trên triệu chứng sẽ được điều trị phục hồi chức năng phổi, một số trường hợp phải nhập viện điều trị do viêm phổi, nhiễm trùng phổi.

Rối loạn tâm lý hậu COVID – 19
Rối loạn tâm lý có thể xảy ra đối với cả hai đối tượng: người đang nhiễm Covid-19 và nhóm người khỏi bệnh. Nhiều người rơi vào rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu và trầm cảm dù thoát khỏi bệnh Covid-19. Hậu COVID bị rối loạn tâm lý sẽ do 3 nguyên nhân là:
– Khi virus tấn công, hệ miễn dịch cơ thể khởi động chống lại virus nhưng không kiểm soát đúng cách đã gây hại cho tế bào thần kinh dẫn đến rối loạn giấc ngủ, đau đầu…
– Khi nhiễm bệnh có tâm lý căng thẳng, sợ hãi do chịu cảnh cách ly một mình dẫn tới cảm giác bất ổn, sợ lây bệnh cho người khác, sự mất việc làm, sợ chết…
– Cơ thể tiết ra nhiều hormone chống lại tình trạng stress khi mới mắc bệnh. Với những người xảy ra stress kéo dài sẽ khiến các cortisol tăng lên, tạo ra các gốc tự do, rối loạn chuyển hóa… làm cho người bệnh bất ổn, dễ cáu gắt.
Phương pháp điều trị rối loạn tâm lý chủ yếu liệu pháp vực dậy tinh thần, tăng cường nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý. Riêng đối với nhóm người bị trầm cảm sau khi hết Covid-19 có thể được điều trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm.
Di chứng tim mạch
Đã có nghiên cứu cho biết nguyên nhân viêm cơ tim tiếp diễn từ đợt cấp, hồi hộp… gây ra di chứng tim mạch kéo dài, triệu chứng thường gặp là đau ngực, tăng men tim kéo dài ở những người đã khỏi Covid-19. Ngoài ra, một số nhóm người bệnh bị rối loạn hệ thần kinh tự trị với biểu hiện mạch nhanh khi nghỉ ngơi, hội chứng nhịp nhanh. Tình trạng tim đập nhanh xuất hiện trong khoảng 1-3 tháng đầu sau khi họ âm tính virus.
Những người bình thường lẫn những người có bệnh nền tim mạch đều có thể mắc phải di chứng tim mạch hậu COVID. Với người bệnh nền, nguy cơ nhập viện điều trị cao hơn. Còn ở nhóm người trẻ, vận động viên thể thao ít có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch hậu Covid-19 hơn nhóm bệnh nhân khác.

Khắc phục di chứng hậu COVID bằng cách nào?
Để khắc phục triệu chứng hậu COVID mức độ nhẹ như mệt mỏi, hơi khó thở người bệnh nên tập thở, đi bộ nhẹ nhàng, bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Người mắc hội chứng hậu Covid-19 sẽ nhanh chóng lấy lại sức khỏe nếu thực hiện đều đặn và thường xuyên mỗi ngày:
– Tập thở: những bài tập thở sẽ giúp phục hồi chức năng phổi
– Đi bộ: Sau khi khỏi bệnh, mỗi ngày nên đi bộ khoảng 30 phút, sau đó tăng thời gian đi bộ dần lên, ngoài ra bạn cũng có thể tập thêm những bài thể dục khác tăng độ phục hồi cho phổi như: Hít đất, bơi lội, chèo thuyền…
– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: cách đơn giản giúp cơ thể chữa lành hội chứng hậu Covid-19 là ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, protein có trong cá, thịt nạc, trái cây tươi, sữa, rau màu xanh đậm…
– Thăm khám sức khỏe hậu COVID -19 tại các cơ sở y tế uy tín: Người nhiễm nên đến cơ sở y tế để thăm khám, theo dõi sức khỏe kể cả khi có triệu chứng hậu COVID nhẹ. Việc khám sớm có thể phát, điều trị sớm các di chứng khiến người bệnh trở nặng.