Thông báo sự kiện 24
  • Trang chủ
  • Sự kiện
  • Chia sẻ cuộc sống
  • Kinh nghiệm
  • Reviews hay
No Result
View All Result
Thông báo sự kiện 24
  • Trang chủ
  • Sự kiện
  • Chia sẻ cuộc sống
  • Kinh nghiệm
  • Reviews hay
No Result
View All Result
Thông báo sự kiện 24
No Result
View All Result

Nổi mày đay hậu COVID-19: Điều trị như thế nào?

April 22, 2022
in Chia sẻ cuộc sống

Nổi mày đay là một trong những triệu chứng mà bệnh nhân mắc COVID có thể gặp phải sau khi khỏi bệnh. Vậy nguyên nhân gây mày đay hậu COVID-19 là gì, điều trị như thế nào để sớm khỏi bệnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày?

Vì sao lại xuất hiện tình trạng nổi mề đay hậu COVID-19?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu COVID-19, đặc biệt ở những bệnh nhân trải qua điều trị hồi sức tích cực.

Người nhiễm COVID-19 sau khi khỏi bệnh vẫn còn đối mặt với hàng loạt di chứng kéo dài như sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, rối loạn tiêu hóa, mất khứu giác, mất vị giác… Trong đó, nhiều bệnh nhân gặp phải triệu chứng nổi mày đay hậu COVID-19.

Nổi mày đay hậu COVID-19 là một trong những triệu chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải sau khi khỏi bệnh

Mày đay là các sẩn phù được bao quanh bởi quầng đỏ, rất ngứa, có kích thước từ 1 mm tới vài cm, khi ấn mất màu. Đặc trưng của mày đay là các mạch máu bị giãn và tăng tính thấm. Mày đay có thể có hoặc không kèm phù mạch với biểu hiện là sưng phù, da phía trên đỏ hoặc bình thường, ít ngứa nhưng đau và rát bỏng.

Mày đay được phân thành 2 nhóm chính:

– Mày đay cấp tính: Khi thời gian xuất hiện dưới 6 tuần

– Mày đay mạn tính: Khi mày đay tồn tại và tái phát lâu hơn 6 tuần.

Trước đây, người ta cho rằng tình trạng mày đay xuất hiện là do các thuốc điều trị COVID-19. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng, nổi mày đay hậu COVID-19 chính là kết quả của các phản ứng viêm toàn thân cấp tính khi nhiễm SARS-CoV-2 gây giải phóng các cytokine tiền viêm và hoạt hóa tế bào mast.

Điều trị mày đay hậu COVID-19 thế nào?

Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, mày đay ở bệnh nhân COVID-19 có thể kéo dài từ 2 – 12 ngày. Trung bình là 8 ngày. Tuy nhiên, ảnh hưởng của mày đay đến các ngón chân có thể kéo dài 10 – 14 ngày. Nếu quá thời gian trên, bệnh nhân có thể tham khảo một số phương pháp điều trị đặc hiệu dưới đây:

Điều trị không dùng thuốc

– Dừng tất cả các loại thuốc, thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng.

– Hạn chế gãi, chà xát mạnh vùng da nổi mày đay.

Bệnh nhân nổi mày đay hậu COVID-19 nên hạn chế gãi, chà xát mạnh

– Có thể chườm lạnh, tắm lạnh, tránh tắm nóng.

– Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

– Mặc quần áo cotton nhẹ nhàng, thoáng mát.

– Tránh hoạt động nặng nhọc hoặc các nguyên nhân gây mồ hôi.

– Nghỉ ngơi và giảm stress.

Điều trị với thuốc

Nhóm thuốc kháng histamine chia hai thế hệ:

  • Thế hệ thứ nhất (diphenhydramine, chlorpheniramine, hydroxyzine)
  • Thế hệ thứ hai mới hơn (cetirizine, loratadine, fexofenadine)

Các thuốc thế hệ thứ hai ưu tiên cho cả người lớn và trẻ em vì ít tác dụng phụ và dùng liều thấp hơn so với các thuốc thế hệ đầu tiên. Điều trị bằng thuốc kháng histamine H1 giúp giảm sưng và giảm ngứa.

– Cetirizine có tác dụng nhanh, làm ổn định hoạt động của tế bào mast. Thuốc cũng gây an thần nhẹ khi dùng liều tương đối. Cetirizine có đường tiêm và uống với liều lượng như nhau. Đường tiêm thích hợp cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Với trẻ nhỏ cần dùng đúng liều lượng quy định. Lưu ý liều dùng cho bệnh nhân suy thận hoặc suy gan.

Thuốc kháng histamine thường được dùng điều trị nổi mày đay hậu COVID-19

– Levocetirizine là chất đồng vị có hoạt tính như cetirizine nhưng dùng liều ít hơn (khoảng một nửa). Tuy nhiên, levocetirizine không có khả năng thay thế cho bệnh nhân không đáp ứng với cetirizine. Thuốc có tác dụng phụ là an thần tương tự như các thuốc kháng histamine thế hệ thứ hai khác. Tuy nhiên, cần giảm liều ở bệnh nhân suy thận.

– Loratadine là thuốc kháng histamine H1 có chọn lọc và tác dụng kéo dài. Đối với bệnh nhân suy thận hoặc suy gan, nên dùng cách ngày.

– Fexofenadine được dùng điều trị mày đay ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.

Tác dụng phụ thường gặp là đau đầu, buồn nôn, chóng mặt. Lưu ý là không uống thuốc cùng bữa ăn và không dùng chung với nước hoa quả.

-Nhóm glucocorticoid (như prednisolone) tuy không ức chế sự phóng thích của các tế bào mast nhưng giúp ngăn cản hoạt động của các phản ứng viêm. Thuốc có nhiều tác dụng phụ nên chỉ dùng trong điều trị mày đay cấp, nặng hoặc mày đay do viêm mạch, do áp ực không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường. Không dùng điều trị mày đay mạn tính.

Lưu ý khi điều trị nổi mày đay hậu COVID-19

– Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ.

– Bệnh nhân hậu COVID-19 xuất hiện mày đay cần đồng thời theo dõi các triệu chứng khác. Nếu mày đay xuất hiện đột ngột, lan rộng hoặc xảy ra đồng thời với sốt, đau đớn, phồng rộp, kèm các dấu hiệu của nhiễm trùng như sưng, nóng chảy mủ hay các dấu hiệu suy hô hấp như thở nhanh, khó thở, SpO2 giảm < 94% cần nhập viện theo dõi.

– Ngưng thuốc ngay và liên hệ với bác sĩ khi gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng như sưng mặt, môi, lưỡi hoặc thấy khó thở, khó nuốt, nhịp tim nhanh bất thường, chóng mặt dữ dội.

Nguồn tham khảo thông tin:

https://suckhoedoisong.vn/may-day-hau-covid-19-chua-the-nao-169220301222656918.htm
Tags: hậu covid-19nổi mày đay hậu covid-19
ShareTweetPin

Related Posts

biểu hiện của ung thư dạ dày
Chia sẻ cuộc sống

Biểu hiện của ung thư dạ dày như thế nào?

Ung thư dạ dày có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của dạ dày. Ở hầu hết...

June 1, 2022
Nổi mày đay hậu COVID-19: Điều trị như thế nào?
Chia sẻ cuộc sống

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Một rối loạn tiêu hoá phổ biến mà nhiều người mắc phải là bệnh trào ngược dạ dày thực quản...

June 1, 2022
ợ chua
Chia sẻ cuộc sống

Bật mí cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Trào ngược dạ dày là một chứng bệnh phổ biến mà bất cứ độ tuổi nào cũng có thể gặp...

May 6, 2022
ợ chua
Chia sẻ cuộc sống

Ợ chua là gì? Thông tin cần biết về ợ chua

Ợ chua phổ biến và không có nguyên nhân đáng báo động. Hầu hết mọi người có thể tự kiểm...

May 5, 2022
Next Post
Hậu COVID-19 kéo dài bao lâu? Ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Hậu COVID-19 kéo dài bao lâu? Ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

bệnh viêm dạ dày

Bệnh viêm dạ dày: Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết mới

biểu hiện của ung thư dạ dày

Biểu hiện của ung thư dạ dày như thế nào?

June 1, 2022
Nổi mày đay hậu COVID-19: Điều trị như thế nào?

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản

June 1, 2022
bị ợ chua ăn gì

Bị ợ chua ăn gì? Tham khảo ngay 8 loại thực phẩm này

May 7, 2022
ợ chua

Bật mí cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà

May 6, 2022
ợ chua

Ợ chua là gì? Thông tin cần biết về ợ chua

May 5, 2022

Bài viết hay

  • khám sức khỏe lái xe

    Khám sức khỏe lái xe ở đâu Hà Nội? Top 7 địa chỉ uy tín nhất

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 7 Địa điểm tổ chức sự kiện tại Bắc Ninh chuyên nghiệp, phù hợp mọi loại sự kiện

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Địa điểm tổ chức sự kiện cho 100 người ở Hà Nội

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • 6 Địa điểm tổ chức tiệc sinh nhật lãng mạn tại Hà Nội

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Sự kiện
  • Chia sẻ cuộc sống
  • Kinh nghiệm
  • Reviews hay