Lần đầu tiên bệnh dịch được truyền hình nhà nước Trung Quốc chính thức nói tới là vào hôm 31/12. Bản tin nói về một trận bùng phát bệnh viêm phổi lan nhanh tại thành phố Vũ Hán, chưa đầy sáu tháng sau, virus corona đã tràn ra khắp thế giới. Cùng điểm lại một số cột mốc đáng chú ý trong sáu tháng thế giới vật lộn với đại dịch Covid-19.
Tóm tắt tình hình đại dịch Covid 6 tháng đầu năm 2020
Tháng Giêng: Virus corona tấn công dữ dội ở Trung Quốc
Ngày 11/1, truyền hình Trung Quốc đưa tin có hai bệnh nhân xuất viện trong đó một người tử vong. Tình hình bệnh dịch trở nên tồi tệ ở Vũ Hán.
Ngày 14/1, Maria Van Kerkhove từ WHO xác nhận căn bệnh viêm phổi đang hoành hành tại Vũ Hán là do một loại virus mới gây ra.
Chỉ ít hôm sau, vào ngày 20/1, giới chức y tế Trung Quốc xác nhận bệnh này lây lan từ người sang người.
Ngay hôm sau, 21/1, có bốn trường hợp nhiễm bệnh được báo cáo ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, WHO công bố.
Tuy nhiên, ngày 23/1, Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO nói bệnh dịch này chưa phải là tình trạng gây khẩn cấp toàn cầu.
Cùng ngày, Vũ Hán và các thành phố lân cận bị phong tỏa nghiêm ngặt.
Tính đến ngày 30/1, ở Hong Kong đã có 170 người tử vong.
Cùng ngày, Tổng giám đốc WHO “tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với y tế công quốc tế”.

Tháng Hai: Các vụ lây nhiễm lan nhanh ra ngoài Trung Quốc
Ngày 2/2, ca tử vong đầu tiên bên ngoài Trung Quốc được báo cáo ở Philippines.
Ngày 10/2, tổng số các ca tử vong ở Trung Quốc đạt 1.000.
Ngày 11/2, WHO chính thức đặt tên cho căn bệnh mới là Covid-19. “Nếu chúng ta không hành động gấp, có thể sẽ có hậu quả nghiêm trọng,” Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Ngày 13/2, Yoshiro Mori, Chủ tịch Ủy ban Olympics Tokyo 2020 vẫn hy vọng về khả năng tổ chức Thế Vận Hội.
Ngày 14/2, tại Pháp có ca tử vong đầu tiên do Covid-19, cũng là ca tử vong đầu tiên bên ngoài châu Á.

Ngày 26/2, Tổng thống Trump từ Nhà Trắng tuyên bố “rủi ro cho nhân dân Mỹ là rất thấp” nhờ những gì nước Mỹ đã làm để đối phó dịch bệnh
Ngày 27/2, Ả-rập Saudi ngưng cấp chiếu khán cho khách hành hương tới Mecca.
Ngày 29/2, ba hôm sau tuyên bố của ông Trump, nước Mỹ có ca tử vong đầu tiên do Covid-19.
Tháng Ba: Châu Âu trở thành tâm điểm bùng phát
Ngày 2/3, tại Brussels, Chủ tịch Ủy hội Châu u Ursula von der Leyen nói “mức nguy hiểm được tăng từ ‘trung bình’ lên ‘cao'”.
Ngày 14/3, Pháp và Tây Ban Nha tuyên bố phong tỏa toàn quốc.
Ngày 16/3, Brazil báo cáo có ca tử vong đầu tiên.
Ngày 18/3, tại Brasilia, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro trấn an dân chúng rằng tuy đây là vấn đề nghiêm trọng, “nhưng chúng ta không thể bước vào tình trạng hoảng loạn”.
Bắc Kinh tuyên bố vào ngày 18/3, lần đầu tiên Trung Quốc không có ca lây nhiễm mới nào ở trong nước.
Ngày 23/3, người đứng đầu WHO nói đại dịch vẫn tăng rất nhanh trên toàn cầu.
Ngày 25/3, Chủ tịch Ủy ban Olympics Quốc tế tuyên bố hủy kỳ Thế Vận Hội Tokyo 2020.
Tháng Tư: Tỷ lệ tử vong toàn cầu tăng nhanh
Tính đến ngày 2-6/4, Tây Ban Nha và Mỹ có 10.000 ca tử vong.
Ngày 6/4, Thủ tướng Anh Boris Johnson phải vào khu hồi sức cấp cứu do Covid-19.
Tới lúc này, Anh và Pháp đã có 10.000 ca tử vong, Brazil có 1.000.
Tính đến ngày 7-11/4, hơn 100.000n người tử vong do virus corona.
Ngày 14/4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố ngừng cấp ngân khoản cho WHO.

Tháng Năm và tháng Sáu: Virus tấn công châu Mỹ Latin
Tính đến 8-9/5, số ca tử vong ở Italy đã lên tới 30.000, và ở Brazil là 10.000.
Tính đến 5/6, tổng số tử vong toàn cầu đạt 400.000.
Đến 7/6, số nạn nhân chết do Covid-19 ở ở Anh là hơn 40.000.
Tính đến 21-22/6, số người chết ở Brazil vượt quá 50.000, Mỹ, 120.000.
Đại dịch vẫn đang hoành hành dữ dội.
“Sau hơn ba tháng, thế giới có một triệu ca nhiễm bệnh đầu tiên,” Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói hôm 22/6. “Một triệu ca nhiễm mới nhất được báo cáo chỉ trong tám ngày. Ảnh hưởng của nó sẽ còn kéo dài trong hàng thập niên nữa.”
Tính đến những ngày cuối cùng của tháng Sáu, tổng số nạn nhân thiệt mạng vì Covid-19 trên toàn cầu đã vượt quá cột mốc 500.000.
Qua 6 tháng đầu năm 2020, dịch bệnh COVID -19 đã làm hơn 10 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh và hơn 500 nghìn ca tử vong. Hiện nay, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Nhiều quốc gia vẫn tiếp tục ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới tăng vọt trong những ngày qua, có những quốc gia đang trải qua làn sóng dịch thứ 2 như một số khu vực ở Mỹ Latinh và châu Á.

Tổng thiệt hại về người lên con số đáng kinh ngạc
Châu Mỹ với 53 nước, khoảng 1.014 triệu dân, là lục địa có số lượng người mắc Covid-19 mạnh nhất thế giới, với 10.612.762 người mắc, 388.022 người chết và 3.875.705 người đang điều trị ở các bệnh viện. Ðến nay, sau 200 ngày Covid-19 lây nhiễm ở Châu Mỹ, số người mắc và người đang điều trị tiếp tục tăng, chưa biết khi nào thì mới giảm (Hình 2). Cứ 1 triệu dân thì có hơn 10.000 người mắc, 3.800 người đang điều trị ở bệnh viện và gần 400 người chết.
Châu Âu với 49 nước và 831 triệu dân, có số người nhiễm bằng 1/3 Châu Mỹ, với 3.246.696 người nhiễm, 211.426 người chết và 491.216 người đang điều trị ở bệnh viện, song mức độ lây nhiễm đã chậm lại. Số người đang điều trị ở các bệnh viện sau khi đạt đỉnh vào ngày 15/5/2020, sau đó giảm dần, nhưng khá chậm (Hình 3). Gần đây, việc lây nhiễm có chiều hướng tăng trở lại. Số người đang điều trị ở các bệnh viện tăng lên và cứ 1 triệu dân thì có hơn 3.900 người nhiễm, gần 600 người đang điều trị và 260 người chết.
Châu Á với 48 nước, 4.490 triệu dân, có số người mắc cao hơn Châu Âu và xu hướng lây nhiễm vẫn tiếp tục tăng mạnh, tương tự ở Châu Mỹ, với 4.624.742 người mắc, 100.876 người chết và 1.083.137 người đang điều trị ở các bệnh viện (Hình 4). Cứ 1 triệu dân thì có hơn 1.000 người mắc, hơn 200 người đang điều trị và 22 người chết.

Châu Phi với 57 nước, 1.886 triệu dân, có quá trình lây nhiễm chậm hơn Châu Á 25 ngày, mức độ lây nhiễm rất nhanh, với 1.025.464 người mắc, 22.553 người chết và 295.034 người đang điều trị (Hình 5). Cứ 1 triệu dân thì có 785 người mắc, 226 người đang điều trị và 17 người chết. Ðáng lưu ý là dường như Châu Phi đã đạt đỉnh dịch vào ngày 26/7/2020 với số người mắc đang điều trị là 338.154 người, sau đó giảm dần.
Châu Ðại Dương chỉ với 6 nước và 40 triệu dân, là châu lục duy nhất việc lây nhiễm đã đạt đỉnh và qua làn sóng lây nhiễm thứ 1, giờ đang bắt đầu bước vào làn sóng thứ 2 (Hình 6). Khi làn sóng lây nhiễm thứ 1 đạt đỉnh, ngày 5/4/2020, tổng số người mắc là 6.571 người và số người đang điều trị là 5.826 người. Ðến 15/6, số người đang được điều trị chỉ còn 381 người, thấp hơn ngưỡng an toàn dịch của Châu Ðại Dương là 402 người. Tuy nhiên, do cuối tháng 6/2020, Úc nới lỏng kiểm soát, mở lại hoạt động kinh tế quá mức nên lây nhiễm lại tăng. Kết quả là từ đầu tháng 7/2020, Châu Ðại Dương bước vào làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2. Số người đang điều trị giờ đây là hơn 8.800 người, cao hơn 52% số người được điều trị khi làn sóng thứ 1 đạt đỉnh.
Giá vàng thế giới xác lập kỷ lục mới
Chốt ngày giao dịch 6/8, giá vàng thế giới tiếp tục xác lập kỷ lục mới trong bối cảnh ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gia tăng mạnh tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ và toàn cầu. Tính đến sáng 7/8 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 2.055,87 USD/ounce, sau khi có thời điểm vọt lên mức cao kỷ lục 2.069,21 USD/ounce. Chốt phiên này, giá vàng giao dịch kỳ hạn tại Mỹ tăng 1% lên 2.069,40 USD/ounce.

Ảnh hưởng giá xăng thế giới
Theo MarketWatch, cho dù giá dầu tăng vọt nhờ nguồn cung giảm, nhưng chính số liệu dự trữ xăng tăng khiến niềm tin sẽ có sự khởi sắc mạnh mẽ về nhu cầu chững lại. Các chuyên gia phân tích thị trường cho rằng, nhập khẩu xăng dầu có phục hồi những dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm mạnh tạo lạc quan cho giá dầu. Tuy nhiên, dự trữ xăng và các sản phẩm chưng cất tăng chứng tỏ nhu cầu đi lại tiếp tục giảm.
Ngoài ra, đà tăng của giá dầu ngày 6.8 dự báo tiếp tục bị hạn chế do diễn biến dịch Covid-19. Mỹ ghi nhận số ca tử vong mỗi ngày lên đến hơn 1.000 ca, trong khi nhiều quốc gia phải tái áp đặt lệnh phong tỏa. Cơ quan năng lượng JBC nhận định, nhu cầu xăng dầu trong quý 3/2020 sẽ giảm gần 7% so cùng kỳ năm ngoái, nhu cầu nhiên liệu bay giảm hơn 50% và nhu cầu sử dụng nhiên liệu nói chung sẽ phục hồi rất chậm.

Thế nên, các nhà phân tích cho rằng còn sớm để đưa ra dự báo lạc quan đối với giá dầu thô trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, giá dầu ngày 6.8 có lẽ được hỗ trợ bởi một vài thông tin tích cực từ kết quả nghiên cứu và điều chế vắc xin phòng chống Covid-19 của các tổ chức nghiên cứu và các hãng dược.
Ngưng trệ các hoạt động du lịch
Thực tế cho thấy, trước khi xuất hiện đại dịch COVID-19, du lịch là một trong những ngành phát triển năng động nhất dựa trên cơ sở phát huy các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và mức giá dịch vụ cạnh tranh. Ngành du lịch đã đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng GDP và giải quyết việc làm.
Tuy nhiên, ngành du lịch đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, lượng khách nước ngoài đến Việt Nam giảm rất mạnh, từ khoảng 1,9 triệu lượt vào tháng 1/2020 xuống chỉ còn hơn 400.000 lượt vào tháng 3/2020.

Cũng do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trong nước cũng như trên thế giới và do thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong khoảng thời gian 30 ngày bắt đầu từ 0 giờ ngày 18/3/2020, nên lượng du khách đến nước ta liên tục giảm.
Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến nước ta trong tháng 4 chỉ đạt 26,2 nghìn lượt người; trong tháng 5 chỉ đạt 22,7 nghìn lượt người, mức thấp nhất trong nhiều năm qua, giảm 13,6% so với tháng trước và giảm tới 98,3% so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế nên lượng khách đến trong tháng chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam (có ý kiến cho rằng, trong tháng 4 và tháng 5, không có khách nước ngoài đến Việt Nam đến mục đích đi du lịch). Tính chung 5 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến nước ta đạt 3,7 triệu lượt người, giảm 48,8% so với cùng kỳ năm trước.
Những số liệu trên cho thấy, ngành du lịch đã bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19. Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, tổng thu từ du lịch 5 tháng năm 20202 chỉ đạt 150.300 tỷ đồng, giảm tới 47,4% so với cùng kỳ 2019. Tuy hoạt động du lịch nội địa đến thời điểm này đã dần được phục hồi khi các quy định giãn cách xã hội được nới lỏng từ tháng 4/2020; nhưng với du lịch quốc tế thực sự là ngừng trệ kể từ tháng 3/2020 đến nay.
Theo dự báo của Tổng cục Du lịch, từ nay đến cuối năm 2020, ngành du lịch tiếp tục còn gặp khó khăn. Mặc dù Việt Nam đã phát động Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” nhằm đẩy mạnh kích cầu du lịch.

Tuy nhiên, nếu khống chế được dịch bệnh tốt như hiện nay thì lượng khách nội địa năm 2020 cũng chỉ có thể đạt khoảng 60-65 triệu lượt; với khách quốc tế, trong trường hợp có thể bắt đầu đón khách được từ quý III/2020 thì lượng khách có thể đạt từ 6-8 triệu lượt; nếu đón từ quý IV/2020 thì có thể đạt được 4,5 – 5 triệu lượt khách quốc tế; thấp xa so với mục tiêu của ngành du lịch là năm 2020 phấn đấu đón khoảng 20,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 90 triệu lượt khách du lịch nội địa.